Tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế cho vùng ĐBSCL

Tin kinh tế – Tại TP.Cần Thơ, ngày 21-7-2023, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI) đã hợp tác tổ chức Hội nghị Quốc tế “Nhận diện các vấn đề khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

Sơ lược về hội nghị tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế vùng ĐBSCL

Hội nghị “khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế” có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, lãnh đạo UBND và các sở ban ngành của 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cùng với các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp (DN) trong khu vực.

kho-khan-trong-thu-hut-dau-tu-va-giao-thuong-quoc-teVũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch VIAC, phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Vũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch VIAC, đánh giá rằng: ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã và đang phát triển ổn định, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung trong nền kinh tế cả nước.

Dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế trong các năm 2021 và 2022, hoạt động giao thương tại vùng vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên, năm 2023 đang gặp nhiều khó khăn do biến động lớn từ bối cảnh toàn cầu, khiến các doanh nghiệp trong khu vực và cộng đồng doanh nghiệp nói chung gặp khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến mặt kinh tế mà còn gây ra nhiều rủi ro pháp lý, làm tăng khả năng phát sinh tranh chấp.

Theo thống kê từ VIAC, tỷ lệ tranh chấp liên quan đến hợp đồng ngoại thương và đầu tư có xu hướng tăng qua các năm và tính đến năm 2022, tỷ lệ tranh chấp có yếu tố nước ngoài đạt gần 30%. Điều này cho thấy những bất cập và trở ngại trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp/nhà đầu tư nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, việc trang bị và hỗ trợ cho doanh nghiệp thông tin và công cụ cần thiết để phòng tránh rủi ro và ngăn ngừa tranh chấp là rất cần thiết và cần được đầu tư đúng mực.

Phiên 1 hội nghị tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế vùng ĐBSCL

Hội nghị “khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế” gồm nhiều tham luận từ các chuyên gia thông qua 2 phiên thảo luận tổng thể. Phiên 1 tập trung trao đổi thông tin về các giải pháp xây dựng môi trường đầu tư hiện đại và bền vững tại vùng ĐBSCL. Các chuyên gia đã đưa ra đánh giá thực tiễn về điều kiện cũng như khung pháp lý về đầu tư đặt trong bối cảnh vùng.

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết: Các báo cáo mới đây của VCCI cho thấy tính đến quý II/2023, tỉnh Long An và TP.Cần Thơ đang là các địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư với nhiều dự án nổi bật, lượng vốn nước ngoài đăng ký đầu tư lớn.

Bên cạnh các nhóm ngành trọng điểm như lúa gạo, thủy sản, rau quả, khu vực đang có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch – đây được đánh giá là ngành công nghiệp tiềm năng, nếu có thể phát triển được thì không chỉ mang lại lợi ích cho khu vực nói riêng và còn cả Việt Nam nói chung.

kho-khan-trong-thu-hut-dau-tu-va-giao-thuong-quoc-te

Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, phát biểu tại hội nghị

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước thường ưu ái đầu tư vào các địa phương có tiềm năng nằm gần TP.HCM, đặc biệt là các địa phương có quỹ đất dồi dào và thiên nhiên thuận lợi. Vùng ĐBSCL xứng đáng là điểm đến đầy hứa hẹn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, còn tồn tại các vấn đề, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đến các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cần được cải thiện. Ngoài ra, cần đồng bộ hóa và nâng cao tính liên kết vùng để giải quyết tình trạng không ổn định về hạ tầng.

Hội nghị cũng đề cập đến các vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý và quy trình thủ tục, cần đảm bảo thông thoáng để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và doanh nghiệp phát triển kinh tế. Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, nhấn mạnh rằng:

“Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ rà soát các quyết định, để xuất điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp, hoàn thiện quy hoạch các lĩnh vực quan trọng để minh bạch nguồn lực cho nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp kết hợp liên kết vùng. Thứ hai, là vai trò tích cực của các ngành, các cấp trong lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, nhà đầu tư để hoàn thiện chính sách và khung pháp luật còn hạn chế, để tháo gỡ những nút thắt cản trở sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của ĐBSCL, là điều kiện cần thiết, tiên quyết”.

Từ góc độ Tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài, ông Matsumoto Nobuyuki – Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản tại TP.HCM (JETRO) và ông Jeffery Lee – Thư ký danh dự Hiệp hội DN Singapore Việt Nam (SCCV) – đại diện Hiệp hội doanh nghiệp quốc tế, nhận định: Hệ thống hạ tầng chất lượng thấp là điểm nghẽn lớn nhất của khu vực; do vậy, các địa phương cần chủ động khắc phục yếu điểm này.

Phiên 2 hội nghị tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế vùng ĐBSCL

Phiên 2 của hội nghị nhằm nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, nâng cao năng lực quản lý, quản trị rủi ro cho DN xuất khẩu. TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nhận định: Xuất khẩu gạo tại ĐBSCL sẽ vẫn tăng trưởng tích cực cả về lượng và giá do nhu cầu tiêu thụ cao và nguồn cung gạo thế giới khan hiếm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tại khu vực ĐBSCL, các địa phương trong vùng triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng đánh giá năng lực một cách đúng đắn thì các địa phương chưa tiến hành bài bản để đáp ứng đúng quy mô và nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Cần chú trọng đến thông tin về các dự án cần vốn đầu tư nước ngoài, sự chuyên tâm của địa phương trong công tác nghiên cứu và khai thác thị trường, cũng như các lĩnh vực hoặc nhóm nhà đầu tư tiềm năng.

Hơn nữa, thiếu hụt cơ sở hạ tầng (các trung tâm Logistics, hệ thống cảng biển, kho bãi, máy móc hiện đại…) và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là những điểm nghẽn quan trọng, khiến ĐBSCL trở nên kém thu hút hơn trong mắt nhà đầu tư và giảm năng lực giao thương của DN khu vực này.

Hội nghị tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế vùng ĐBSCL đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ cùng Hiệp hội các tỉnh thành Vùng ĐBSCL. Sự hợp tác này hỗ trợ các DN giải quyết các tranh chấp, nâng cao năng lực pháp lý, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư chất lượng cao cho khu vực.

Phía trên là thông tin về hội nghị tháo gỡ khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế vùng ĐBSCL do VCCI và VIAC kết hợp tổ chức. Đừng quên theo dõi Hello Cần Thơ để cập nhật những tin tức kinh tế mới nhất tại đây nhé!

Nguồn bài viết: https://vccimekong.com.vn/vi/tin-kinh-te-tong-hop/thao-go-kho-khan-trong-thu-hut-dau-tu-va-giao-thuong-quoc-te-cho-vung-dbscl

Louis Nguyễn (tổng hợp)

Ảnh: Internet

Miễn trừ trách nhiệm

Bài viết của trang hellocantho.vn được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết liên quan

Previous slide
Next slide

Bài viết được xem nhiều nhất